Cách đọc kinh thánh

     

Please wait while flipbook is loading. For more related info, FAQs and issues please refer to DearFlip WordPress Flipbook Plugin Help documentation.

Bạn đang xem: Cách đọc kinh thánh


Phương Pháp Phê Bình Lịch Sử, sau hơn 200 năm được nhiều nhà chuyên môn Thánh Kinh nghiên cứu và sử dụng để khám phá “thế giới đằng sau bản văn” của Sách Thánh, đã được chứng minh như một hướng dẫn có hiệu quả rất lớn. Đối với độc giả Thánh Kinh tại Âu Mỹ, nhất là những sinh viên học môn Thánh Kinh hay Thần Học, Phương Pháp Phê Bình Lịch Sử không có vẻ gì xa lạ. Tuy nhiên, đối với độc giả tiếng Việt, ngay cả đối với các sinh viên Thần Học và Thánh Kinh, việc đề cập hay sử dụng phương pháp này một cách có hệ thống xem ra vẫn còn lạ lẫm, nếu không nói là hiếm hoi. Việc trình bày, quảng bá cách hệ thống phương pháp “không thể thiếu” này, trở nên một công việc cần thiết cho việc học thuật cũng như việc đào sâu kiến thức về Lời Chúa trong Thánh Kinh.

Xem thêm: Cho Biêt Mục Đích Của Dự Trữ Thức Ăn Vật Nuôi? Mục Đích Của Chế Biến Và Dự Trữ Thức Ăn


Trong tác phẩm này, Cha Vincent Lê Phú Hải, OMI. trình bày cho độc giả thấy những điểm trọng yếu của phương pháp này, bao gồm khía cạnh lịch sử và việc khai triển từng giai đoạn của phương pháp. Độc giả sẽ tìm thấy ở đây nhiều ví dụ cụ thể và những chi tiết quan trọng giúp hiểu rõ phương pháp. Phần footnote và thuật ngữ chuyên môn rất hữu ích cho việc nghiên cứu và chú giải bản văn Thánh Kinh.

Xem thêm: Đố Ai Định Nghĩa Được Tình Yêu !, Đố Ai Định Nghĩa Được Tình Yêu


Xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm “Hướng Dẫn Đọc Kinh Thánh Theo Phương Pháp Phê Bình Lịch Sử” của cha Vincent Lê Phú Hải với độc giả tiếng Việt. Cuốn sách có thể là một thách đố lớn cho các độc giả bình thường; nhưng đối với những độc giả nào muốn đào sâu sự hiểu biết về Sách Thánh cách khoa học, nhất là đối với những sinh viên học môn Thánh Kinh và Thần Học, nó chắc chắn sẽ là một hướng dẫn hữu ích cho việc hiểu biết và thực hành một trong những phương pháp cần thiết để chú giải Thánh Kinh, “linh hồn của Thần Học” (DV 24).
*

*

*

*

*